Cùng với sức nóng của Công nghệ thông tin, các vị trí việc làm lập trình viên ngày càng trở nên đa dạng và phát triển hơn. Nhu cầu thị trường tăng chóng mặt đòi hỏi dân IT phải không ngừng nâng cao trình độ và kỹ năng, bên cạnh đó cũng cần có những định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu. Đối với các bạn học ngành này, trăn trở chung đều là về vấn đề nên làm gì, công việc gì đang là xu hướng, mức đãi ngộ, thu nhập và cơ hội phát triển sau này… Để đào sâu hơn về mảng vấn đề trên, trong bài viết lần này, mình sẽ phân tích và chỉ ra Top 10 công việc tốt nhất dành cho lập trình viên năm 2020.

Xem xét về khối lượng công việc, triển vọng phát triển, mức độ hài lòng đối với công việc nói chung và mức thu nhập nói riêng của các vị trí trong khối ngành công nghệ thông tin, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá đây là xu hướng nghề nghiệp không chỉ hiện tại mà còn tương lai. Chính vì vậy, lượng nhân sự trong ngành công nghệ thông tin trong những năm gần đây đặc biệt tăng nhanh chóng. Trong khi đó, các vị trí trong ngành này vẫn đang bị chênh lệch, đa phần nhiều người vẫn chỉ nghĩ đến việc phát triển Website, thiết kế… Sự chênh lệch này bắt nguồn từ việc lựa chọn công việc theo tâm lý đám đông, chưa tìm hiểu kỹ những mảng công việc khác trong lĩnh vực Công nghệ thông tin… Trong khi trên thực tế, có rất nhiều vị trí để người học lập trình nói riêng có thể đảm nhận. Dưới đây là những vị trí tiềm năng và xu hướng dành cho các lập trình viên:

Top 10 công việc tốt nhất dành cho lập trình viên năm 2020:

1. Kiểm thử phần mềm (Tester)

Đây là một trong những việc làm lập trình viên mới nhất trong mảng công nghệ- lập trình cũng vì thế mà hiện vẫn chưa có số lượng nhân sự đủ để cung cấp cho thị trường làm việc, và mức độ canh tranh giữa các doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho vị trí này. Trước đây, trong giới IT, đa phần chúng ta vẫn hoài nghi và mặc định tester là một công việc “râu ria” phụ cho việc sản xuất phần mềm. Tuy nhiên để làm được công việc này đòi hỏi phải chắc kỹ năng lập trình cũng như khả năng phân tích. Test có nghĩa là kiểm tra, thử nghiệm- công việc chính của vị trí Tester là kiểm tra hiệu năng, quá trình sử dụng của một phần mềm trước khi chính thức ra mắt hoặc đưa vào sử dụng.

Tester là một định hướng khá thú vị và lạ lẫm đối với các lập trình viên, nếu bạn đã có kiến thức nền của một lập trình viên và có tính tỉ mỉ, kinh nghiệm làm việc với “lỗi” và tìm một hướng đi mới thì Tester là sự lựa chọn rất đáng để cân nhắc.

Chuyên viên kiểm thử phần mềm
Chuyên viên kiểm thử phần mềm

2. Chuyên viên phát triển web (Web Developer)

Đây là người thực hiện công việc xây dựng trang web thông qua việc sử dụng đa dạng các ngôn ngữ lập trình. Công việc này đang được được xem là xu hướng của xã hội, được khá đông đảo người học IT theo đuổi cũng như là một trong những nền tảng để bạn dễ dàng khởi nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể trở thành một người làm việc tự do, độc lập. Cơ hội phát triển ra ngoài quốc tế khá cao. Web Developer phù hợp với những bạn yêu thích thiết kế năng động, cập nhật các xu hướng mới và phân tích tốt các trải nghiệm người dùng. Vị trí này có nhu cầu rất cao trên thị trường và nhiều công ty như: websitenhaphang.com, Monamedia, websitenhahang.vn, mauwebsite.vn,…. đang tuyển dụng rất nhiều các vị trí này.

việc làm lập trình viên web developer
Web Developer

3. Kỹ sư phần mềm (Software Engineer)

Công việc chính của một kỹ sư phần mềm đó là xây dựng phần mềm và hệ thống trên máy tính. Không chỉ cần đảm bảo có năng lực cao tự giải quyết công việc, các kỹ sư phần mềm còn phải kết nối với nhiều bộ phận khác để phát triển nên một sản phẩm như yêu cầu của khách hàng. Đây cũng là vị trí bắt buộc bạn phải tiếp xúc, làm việc trao đổi trực tiếp nhiều với khách hàng cho nên mức thu nhập và đãi ngộ cũng vì thế mà nhỉnh hơn so với các vị trí khác. Kỹ sư phần mềm ở nước ta thường được đào tạo tập trung vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế và đa phần đều làm việc cho các công ty điện tử và viễn thông. Độ phủ sóng và phát triển của ngành điện tử và viễn thông đã quá đủ để đánh giá cao mức độ tiềm năng khi làm việc trong ngành này.

việc làm lập trình viên software engineer
Software Engineer

4. Lập trình viên đa tác vụ (Full-Stack Developer)

Đây là vị trí công việc khá mới mẻ, mới xuất hiện những năm gần đây vì vậy nhu cầu nhân sự vẫn đang rất khát. Về cơ bản đây là một mảng trong phát triển Web bao gồm nhà phát triển front-end, nhà phát triển back-end và nhà phát triển full-stack. Trong đó một nhà phát triển full-stack thường phải thực hiện công việc bằng cách liên chức năng, tức là có thể xử lý cả front-ent lẫn back-end. Đúng như tên gọi, họ là những người đòi hỏi sự đa năng, linh hoạt. Cũng chính vì yêu cầu của công việc cao hơn các vị trí khác cho nên mức thu nhập và đãi ngộ của công việc này chắc chắn là cao.

việc làm lập trình viên fullstack developer
Full Stack Developer

5. Chuyên gia phân tích quy trình kinh doanh (Business Analyst)

Đây cũng được xem là một việc làm lập trình viên có tiềm năng lớn. Trên thực tế đã có nhiều lập trình viên chuyển qua làm ở vị trí này. Không chỉ yêu cầu những kỹ năng, kiến thức về kinh doanh, quảng cáo, làm việc với khách hàng như dân kinh tế hay marketing thông thường mà còn phải có nền tảng, nắm vững những kiến thức về máy tính, phần mềm, công nghệ. Hơn ai hết họ sẽ là người truyền đạt và tư vấn giỏi các sản phẩm như về giá trị gia tăng, kinh doanh giải pháp, kinh doanh phần mềm… Những người theo đuổi công việc này thường có cơ hội thăng tiến cao, cũng như sở hữu mạng lưới quan hệ rộng. Những bạn có tính cách hướng ngoại một chút sẽ dễ thích ứng, phù hợp với công việc này hơn.

việc làm lập trình viên Business Analyst
Business Analyst

6. Chuyên viên phát triển ứng dụng di động (Mobile Applications Developer)

Không thể phủ nhận sức nóng, sự phổ biến của các thiết bị điện tử trong cuộc sống của chúng ta. Và xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử cũng vẫn đang cực kì phát triển, ngày một tăng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cơn sốt thiết bị điện tử kéo theo ngành công nghiệp phát triển ứng dụng di động ngày một cao. Chúng ta có lẽ đã quá quen thuộc với những bản tin tuyển dụng nhân sự cho vị trí Developer như Android developer, iOS developer, thậm chí là freelance. Công việc của một chuyên gia phát triển ứng dụng di động sẽ là xây dựng nên các ứng dụng chạy trên nền tảng di động thông qua làm việc với các ngôn ngữ lập trình.

Theo các chuyên gia lập trình ứng dụng / phần mềm của Groove Technology (Profestional software company at Australia, Việt Nam, Hồng Kông) có 1 lời khuyên nhỏ rằng: Đối với những lập trình viên có nền tảng tốt về ngôn ngữ Java nên chọn làm Android developer, trong khi những bạn thành thạo Objective-C hoặc Swift thì sẽ dễ dàng trở thành một iOS developer. Tuy nhiên, công việc này không chỉ yêu cầu bạn phải biết, sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình mà quan trọng là phải nắm được xu hướng của xã hội. Bởi vì cuối cùng, việc phát triển một ứng dụng di động cũng là một nhiệm vụ phục vụ đời sống con người.

Công việc phát triển ứng dụng di động tuy đãi ngộ cao, tuy nhiên còn khá mới mẻ và khan hiếm nguồn nhân lực có trình độ cao cho nên đây sẽ vẫn là vị trí quan trọng mà bất cứ lập trình viên nào cũng cần quan tâm hàng đầu. Có một mảng trong phát triển ứng dụng di động cực kỳ phát triển đó là thiết kế các ứng dụng chơi game tích hợp trên di động. Hoạt động này đã đang và sẽ vẫn làm mưa làm gió trên thị trường.

Việc làm lập trình viên Mobile Applications Developer
Mobile Applications Developer

7. Quản trị viên cơ sở dữ liệu (Database Administrator)

Nhiệm vụ của quản trị viên cơ sở dữ liệu đó là cài đặt, sao lưu, kiểm soát, phân tích, xử lý, duy trì và bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu. nói chung, họ chính là người thiết kế cũng như chăm sóc hệ thống thông tin. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào một vị trí cao để xây dựng, bảo vệ hệ thống dữ liệu nội bộ của các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngân hàng hoặc chính phủ, nơi đòi hỏi cần quản lý, bảo mật tuyệt đối thông tin nội bộ. Đối với những bạn xác định theo nghề này, kỹ năng, hiểu biết đầu tiên, cơ bản đó là về hai loại cơ sở dữ liệu SQL và NoQuery. Những bạn có nên tảng tốt về mảng này đều dễ dàng kiếm việc làm bởi vì hầu hết các công ty, tổ chức tài chính, công nghệ thông tin, bảo hiểm, ngân hàng, nhà nước… đều có lượng cơ sở dữ liệu nội bộ khổng lồ.

Database Administrator
Database Administrator

8. Chuyên gia bảo mật (Security Administrator)

Vấn đề bảo mật, an toàn thông tin luôn luôn là vấn đề nóng hổi, được quan tâm hàng đầu hiện nay. Nhất là sau những vụ lùm xùm rò rỉ thông tin cá nhân, thông tin nội bộ trên mạng xã hội gần đây. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của vấn đề này là cao, nhưng nhìn chung các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hiện nay vẫn chưa có đội ngũ và kiến thức toàn diện, sâu về nó. Vì vậy công việc bảo mật, đặc biệt là bảo mật mạng được cực kỳ coi trọng ở những nơi này.

Những người giữ vị trí chuyên gia bảo mật sẽ đảm nhận thiết kế, đảm bảo bảo mật hệ thống mạng chung quy để bảo vệ an toàn cho tổ chức tránh những rủi ro khi gặp sự cố an ninh mạng, tránh các đợt tấn công, xâm nhập không mong muốn. Ngành bảo mật mạng cực kỳ quan trọng tuy nhiên theo như nghiên cứu, dự đoán của Gartner – Tập đoàn nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới năm 2020 thị trường ngành bảo mật mạng sẽ thiếu nhân lực lên tới 50%. Chính vì thế, đây sẽ là công việc tốt hàng đầu cho các lập trình viên.

Việc làm lập trình viên Security Administrator
Security Administrator

9. Chuyên viên thiết kế đồ họa (Graphics Designer)

Nhiều người sẽ thắc mắc công việc này tại sao lại có liên quan đến lập trình. Thật ra đây là công việc có liên quan mật thiết đến lập trình. Bởi vì bạn càng thành thạo nhiều phần mềm, ứng dụng, hiểu được cách thức hoạt động của nó thì càng có lợi cho việc thiết kế đồ họa. Phần lớn nhắc tới một Graphics Designer người ta sẽ nghĩ tới công việc thiết kế giao diện website. Đây là những người giúp đưa hình ảnh sản phẩm đến với các đối tượng khách hàng, thu hút sự chú ý và kích thích khách hàng mua sản phẩm của công ty.

Hoạt động xây dựng và marketing thương hiệu là hoạt động hàng đầu của mọi công ty, doạnh nghiệp hiện nay vì vậy Graphics Designer sẽ vẫn là công việc cực kỳ triển vọng trong tương lai. Nhất là trong bối cảnh Graphics Designer đang là nghề hái ra tiền như hiện nay.

Graphic Designer
Graphic Designer

10. Chuyên viên tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO (Search Engine Optimization)

Việc làm lập trình viên SEO
SEO

SEOer là người đảm nhận nhiệm vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm tăng lượng traffic của website. Đây cũng là công việc mới xuất hiện và được săn đón trong những năm gần đây. Trong bối cảnh nhà nhà người người cạnh tranh kinh doanh, muốn sản phẩm, bài đăng của mình được nổi top đầu trên các thanh công cụ tìm kiếm, thì SEOer hơn ai hết được ưu ái nhiều nhất. Bạn thành thạo SEO thì hoàn toàn dễ dàng làm giàu ngay bây giờ.

Tóm lại:

Trên đây là 10 vị trí, việc làm lập trình viên hàng đầu được dự đoán trong năm 2020. Hi vọng bài viết trên sẽ đem lại nhiều thông tin cho sự lựa chọn của các bạn.