Chỉ phẫu thuật được các bác sỹ ngoại khoa sử dụng để đóng vết thương hoặc vết mổ phẫu thuật. Ngày nay, với công nghệ ngày càng hiện đại, đa dạng các loại chỉ khâu phẫu thuật được tung ra thị trường để đáp ứng phát triển trong y khoa và mang lại những ưu điểm lớn cho người bệnh khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về những thông tin này nhé!
1. Chỉ phẫu thuật là gì?
Chỉ phẫu thuật là vật liệu dạng sợi được dùng để buộc mạch máu hoặc khâu mô lại với nhau, giữ chúng cho tới khi vết thương lành hẳn. Khi khâu vết thương, bác sỹ sẽ sử dụng sợi chỉ được gắn với một mũi kim để khâu vết thương.
Ngày nay có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng để tạo ra chỉ y tế dùng trong phẫu thuật. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ chọn loại chỉ khâu nhỏ nhất, có độ bền thích hợp với tổ chức cần khâu. Bất kỳ loại chỉ nào dùng trong phẫu thuật cũng cần đảm bảo vô khuẩn, đủ độ bền chắc, ít gây phản ứng và tổn thương mô, dễ sử dụng. Vì thế, khi sản xuất người ta còn nhuộm màu để dễ nhìn khi mổ, phủ lợp sợi chỉ mềm, trơn hoặc tẩm chất có khả năng kháng khuẩn.
Chỉ phẫu thuật có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: chỉ có nguồn gốc tự nhiên (chỉ lụa, lin, catgut,…), các loại chỉ tổng hợp, chỉ kim loại,…
2. Các loại chỉ khâu phẫu thuật phổ biến
Dựa trên những đặc tính vật lý và sinh học của vật liệu làm chỉ và đặc điểm của tổ chức được khâu mà các bác sỹ lựa chọn chỉ khâu phẫu thuật hợp lý. Nên chọn những loại chỉ nhỏ nhất có độ bền thích hợp với tổ chức cần khâu. Hiện nay có nhiều công ty chuyên cung cấp – sản xuất chỉ phẫu thuật lớn như: CPT Sutures, BBraun, công ty CPT,… mang đến nhiều loại chỉ khác nhau nhưng xét theo đặc tính thì có những loại chỉ khâu phẫu thuật phổ biến như
2.1 Các loại chỉ tự tiêu
Chỉ tự tiêu (also called is absorbable sutures) chủ yếu được làm từ những sợi tổng hợp hữu cơ, sau một thời gian sử dụng để khâu vết thương thì chỉ này sẽ tự tiêu bằng cách thực hiện quá trình thủy phân. Có rất nhiều loại chỉ tự tiêu được dùng trong phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng loại chỉ tự tiêu phù hợp tùy vào đặc điểm và vị trí của các vết thương.
Vết thương trên bề mặt da thường sử dụng loại chỉ thông thường để khâu lại và tiến hàng cắt chỉ sau một thời gian. Còn với những vết thương ở những cơ quan bên trong cơ thể, thì việc cắt chỉ là điều không thể thực hiện. Khi đó, người ta sẽ sử dụng chỉ tự tiêu có thời gian thủy phân lâu.
Chỉ tự tiêu sử dụng trong phẫu thuật mang lại rất nhiều tiện ích bởi nó làm giảm được sự đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu. Một số loại chỉ tự tiêu thường được sử dụng trong phẫu thuật là chỉ phẫu thuật polyglactin 910, chỉ tự tiêu polyglecaprone, chỉ tự tiêu polydioxanone, chỉ chromit catgut, chỉ tự tiêu simple catgut,…Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về những loại chỉ này qua những thông tin dưới đây nhé!
Chỉ phẫu thuật polyglactin 910:
Đây là loại chỉ được tổng hợp từ glycotic, axit copolymer, axit lactic, bên ngoài phủ một lớp polyglactin 370 cùng calcium stearate. Trong quá trình thực hiện khâu miệng vết thương, loại chỉ này sẽ được làm mềm khi xuyên qua các mô, hạn chế gây kích ứng mô và giúp giữ miệng vết khâu khá tốt.
Polyglactin 910 sẽ tự tiêu thông qua quá trình thủy phân. Thời gian để loại chỉ này có thể được cơ thể hấp thụ và tan biến hoàn toàn là 90 ngày.
Chỉ tự tiêu polyglecaprone:
Chỉ tự tiêu polyglecaprone có thành phần là glycolic axit cùng caprolactone. Loại chỉ này được sử dụng trong việc khâu miệng các mô mềm, thời gian hỗ trợ ngắn và hồi phục nhanh. Loại chỉ này rất dễ sử dụng, không gây đau đớn cho người bệnh khi thực hiện khâu miệng vết thương, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất thấp.
Chỉ tự tiêu polyglecaprone cũng sẽ tự tiêu trong cơ thể bằng quá trình thủy phân, quá trình này thường kéo dài trong 20 ngày.
Chỉ tự tiêu polydioxanone:
Chỉ Polydioxanone được tổng hợp từ chất polimer, đây là thành phần chỉ phẫu thuật có độ dai cao, dễ điều khiển trong việc khâu miệng các vết thương.
Loại chỉ này được chỉ định dành cho các vết thương liên quan đến mô và các mô cần hỗ trợ lâu dài. Polydioxanone sẽ không được sử dụng trong những cuộc phẫu thuật liên quan tới tim mạch, vi phẫu thuật thần kinh.
Polydioxanone có độ dẻo dai quá cao nên phải mất tới 90 ngày thì loại chỉ này mới có thể hoàn toàn tan vào cơ thể.
Chỉ tự tiêu simple catgut:
Loại chỉ này có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, được làm từ nhầy ruột cừu cùng huyết thanh có trong ruột bò. Thành phần của chỉ tự tiêu simple catgut chứa tới 97 – 98% collagen có thể được hấp thụ, dạng xoắn hoặc đơn sợi khiến chúng có độ bền rất cao.
Thông qua phản ứng enzym, loại chỉ phẫu thuật này được cơ thể hấp thụ rất nhanh. Độ giai của sợi chỉ thường kéo dài trong khoảng 10 ngày và chỉ sẽ hoàn toàn tan biến trong khoảng 70 ngày sau đó. Đối với những bệnh nhân bị ung thư hay thiếu dinh dưỡng thì cần cân nhắc khi sử dụng loại chỉ này bởi quá trình phản ứng enzym diễn ra nhanh hơn bình thường.
Chỉ phẫu thuật chromit catgut:
Thành phần và nguồn gốc của chỉ chromit catgut cũng tương tự như chỉ simple catgut. Tuy nhiên, chỉ chromit catgut lại được xử lý bằng muối chromic. Loại muối này có tác dụng làm chậm quá trình phản ứng enzym phân hủy, giúp giữ vết khâu tốt hơn. Những loại chỉ có nguồn gốc tự nhiên thường sẽ tăng khả năng phản ứng của mô hơn so với những loại chỉ có nguồn gốc tổng hợp.
Chỉ chromit catgut thích hợp với những vết mổ có thời gian hồi phục ngắn, thời gian tự tiêu trong vòng từ 14 – 21 ngày.
Polydioxanone (PDS):
Polydioxanone cũng là chỉ khâu đơn sợi nhưng có vật liệu tổng hợp, chúng cũng có ứng dụng trong những vết thương mô mềm như đóng từng tầng của thành bụng. Bên cạnh đó, loại chỉ khâu này lại có thể dùng trong những phẫu thuật tim ở bệnh nhi.
Poliglecaprone (MONOCRYL):
Cũng như chỉ khâu polydioxanone, chỉ Poliglecaprone cũng là chỉ khâu đơn sợi tổng hợp và được dùng trong các sửa chữa mô mềm nói chung. Vết thương có chỉ định dùng loại chỉ này thường là vết thương, vết mổ ngoài da, không dùng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
Polyglactin (chỉ Vicryl):
Polyglactin cũng là chỉ khâu tổng hợp, dùng để khép miệng những vết rách ở tay, trên mặt và không sử dụng trong phẫu thuật tim mạch hoặc thần kinh.
2.2 Các loại chỉ không tiêu
Một số loại chỉ không tiêu được sử dụng trong phẫu thuật có thể kể đến như:
- Chỉ tơ: Đây là loại chỉ protein lấy từ con tằm, được nhuộm và xử lý bằng polybutilate và bện lại thành chỉ khâu. Loại chỉ này có độ dai cao, dễ điều khiển và tạo nút buộc rất tốt. Dù là loại chỉ không tiêu thế nhưng chỉ tơ vẫn có thể thoái hóa trong tổ chức ở những mức độ khác nhau.
- Chỉ polyester: Đây là loại chỉ bện tổng hợp có độ dai rất cao. Chỉ polyester thông thường khi xiết chỉ dễ làm cắt tổ chức, nên thường dùng những loại chỉ polyester được phủ ngoài bởi silicone, teflon hoặc polybutilate.
- Chỉ nylon: Chỉ nylon là loại chỉ tổng hợp đơn sợi hoặc bện, rất trơn và có độ dai cao, có thể thoái hóa và tự tiêu trong khoảng 2 năm sau mổ. Vì rất trơn nên loại chỉ này dễ xuyên qua tổ chức, ít gây phản ứng, nhưng phải thắt nhiều nút khi buộc để đảm bảo an toàn mối buộc.
- Chỉ polypropylene (hay còn gọi là chỉ prolene): Là loại chỉ tổng hợp đơn sợi, khá trơn nên dễ đi xuyên và ít gây phản ứng trong tổ chức. Loại chỉ này thường được dùng để khâu nối mạch máu, khâu vắt trong da…
- Chỉ thép không gỉ: Là loại chỉ được làm từ hợp kim sắt nghèo carbon, có thể là sợi đơn hoặc bện. Đây là loại chỉ chắc nhất và ít gây phản ứng nhất nên thường được dùng để khâu các dây chằng, xương, cân. Nhược điểm của chỉ thép là dễ bị xoắn, khó điều khiển, cắt đứt tổ chức khi xiết chỉm, tạo hình nhiễu trên phim chụp CT, có thể gây đau do bệnh nhân bị mẫn cảm với nikel trong thành phần chỉ thép…
3. Một số ứng dụng của chỉ phẫu thuật
Theo công ty CPT – đơn vị sản xuất chỉ y tế, phẫu thuật theo công nghệ Đức đạt chuẩn FDA-US cho biết rằng Chỉ phẫu thuật được ứng dụng rộng rãi trong nha khoa và tiểu phẫu, phẫu thuật thẩm mỹ, cụ thể:
Đối với nha khoa và tiểu phẫu:
Chỉ phẫu thuật được sử dụng trong nhà khoa để khâu các vết mổ do nhổ răng hoặc cấp ghép răng.
Chỉ khâu tự tiêu trong phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Chỉ phẫu thuật được sử dụng trong khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn do chuyển dạ sinh con ngã âm đạo.
Ứng dụng cực cao trong phẫu thuật thẩm mỹ với chỉ tự tiêu:
Bên cạnh việc sử dụng trong các vết khâu y tế, chỉ tự tiêu còn được sử dụng nhiều trong ngành thẩm mỹ. Chỉ tự tiêu thường có nguồn gốc sinh học nên phần lớn không gây tác động đến cơ thể, thích hợp dùng cho các phương pháp làm đẹp ẩn dưới da.
Hiện nay, ngoài phẫu thuật thẩm mỹ ra thì những phương pháp làm đẹp bằng chỉ tự tiêu đang dần phổ biến. Phương pháp này nhanh chóng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, ít gây hại đến cơ thể con người.
Với công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay thì chỉ tự tiêu đã được dùng để chỉnh hình thẩm mỹ và làm đẹp. Đây là bước tiến mới trong ngành thẩm mỹ không phẫu thuật.
4. Cách phân biệt chỉ phẫu thuật tự tiêu và không tiêu
Nếu không phải dân chuyên thì bạn sẽ rất khó để phân biệt chỉ tự tiêu và không tiêu bằng mắt thường. Chúng ta chỉ có thể nhận biết qua 2 trường hợp sau:
Vết thương hở bên ngoài đa phần sẽ được dùng chỉ không tiêu để khâu, bởi có độ bền cao với môi trường bên ngoài và tác dụng của ngoại lực. Bên cạnh đó thì khi cắt và tháo chỉ cũng dễ dàng hơn.
Ngược lại với những bộ phận bên trong cơ thể hay những nơi nhạy cảm thì sẽ được dùng chỉ tự tiêu để khâu. Việc sử dụng chỉ tự tiêu sẽ giúp quá trình hồi phục tốt hơn mà không cần phải cắt chỉ bởi chỉ nằm bên trong cơ thể nên rất khó khăn khi muốn cắt.
Chỉ phẫu thuật được sử dụng để khâu vết thương, vết rách. Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sỹ sẽ lựa chọn vật liệu và kỹ thuật khâu phù hợp. Hi vọng, với những chia sẻ của E-ptit Edu đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về chỉ phẫu thuật và đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên nữa nhé!