Logistics đang là một trong những ngành hot, thu hút đông đảo bạn trẻ lựa chọn để định hướng nghề nghiệp. Nhưng là một ngành mới, còn nhiều xa lạ nên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành logistics là gì. Bài viết này chúng tôi tổng hợp kiến thức, giải đáp bạn đọc khái niệm ngành logistics là gì, những kiến thức đào tạo, tiềm năng của ngành logistics. Bên cạnh đó, bài viết sẽ gợi ý một số trường đào tạo logistics uy tín tại Việt Nam. Cùng E-Ptit tìm hiểu nhé!
Ngành Logistics là gì?
Logistics hiểu đơn giản là một dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu từ nơi sản xuất, cung ứng hàng hóa tới tay người tiêu dùng. Ngành logistics đào tạo bài bản những kiến thức nền tảng (lý thuyết), kèm theo các bài tập tình huống, thực hành trong thực tế. Với nội dung liên quan tới hải quan, giao nhận quốc tế, chi phí logistics, kho bãi hàng hóa, hãng tàu, bao bì, đóng gói, xử lý hàng hư hỏng, luân chuyển hàng hóa,…
Ngành logistics đào tạo gì?
Theo học ngành logistics, ngoài các kiến thức chuyên ngành, người học sẽ được đào tạo nhiều mảng, kiến thức khác nhau. Các kiến thức đó bổ trợ cho ngành học chính và phục vụ tốt hơn cho công việc của người học sau khi ra trường.
Cụ thể, khi theo học logistics, bạn sẽ được học nhiều kiến thức sau:
Các kiến thức chuyên ngành:
- Đào tạo chuyên sâu, chuyên môn hóa về quản lý chuỗi cung ứng, vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, các phương thức vận tải.
- Kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược; xây dựng và quản lý hệ thống chuỗi kho bãi và các điểm kết nối.
- Các phương thức vận tải tối ưu chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.
- Được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về kinh tế logistics; quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối; luật vận tải; giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức; vận tải đa phương thức.
- Kỹ năng chuyên môn về tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành các dịch vụ vận tải đa phương thức.
Các kiến thức, kỹ năng bổ trợ:
- Các kiến thức và kỹ năng về nghiệp vụ kế toán, tài chính doanh nghiệp.
- Kỹ năng lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Kỹ năng phân tích hiệu quả hoạt động vận tải, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược.
- Thiết lập quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa; thiết kế mạng lưới logistics.
Tại sao nên học ngành logistics?
Hội nhập kinh tế và sự phát triển của các sàn thương mại điện tử giúp lĩnh vực logistics “như cá gặp nước”. Ngành logistics cũng từ đó mà trở nên “hot” thu hút đông đảo người theo học và làm.
Ngành này đảm bảo cho người theo học nhiều cơ hội như:
Mức lương hấp dẫn
Công việc liên quan tới lĩnh vực logistics tại Việt Nam cực kỳ đa dạng. Bạn hoàn toàn có thể tìm được công việc ngay khi mới ra trường với mức lương cơ bản khá cao, trung bình từ 7 – 10 triệu đồng. Với những người có kinh nghiệm, làm ở vị trí cao, làm sale và liên quan tới hoa hồng sẽ được hưởng mức lương cao hơn.
Cơ hội làm việc rộng mở
Mỗi tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa luôn cần có đội ngũ nhân viên logistics để đảm bảo duy trì dòng chảy của chuỗi cung ứng.
Theo những thông tin mà Cẩm Thạch Company chia sẽ hiện nay chỉ tính riêng tại thị trường Tp.HCM đã có gần 1000 đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Cứ mỗi tuần sẽ có ít nhất một công ty logistics được cấp phép hoạt động (Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM ước tính). Có thể thấy, ngành hiện đang có sự phát triển mạnh.
Tuy nhiên, thị trường lao động trong ngành logistics chưa được đáp ứng tốt. Lao động có chuyên môn chưa được cao, phần lớn là các lao động trái ngành. Các đơn vị sẵn sàng nhận tuyển những người mới ra trường cho tới dân chuyên để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng lớn mạnh.
Sau khi ra trường, bạn có thể xin vào các công ty logistics, công ty xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa, kinh doanh hàng quốc tế, dịch vụ,… Với nhiều vị trí liên quan đang chờ đón bạn. Tính đến nay, số lượng các công ty hoạt động trong ngành này đang không ngừng tăng do sự phát triển của giao thương kinh tế quốc tế. Bạn không cần lo lắng về cơ hội sự nghiệp khi theo học logistics.
Môi trường năng động
Làm việc trong lĩnh vực logistics, bạn được tiếp xúc với nhiều người. Đặc biệt là khi làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với đối tác nước ngoài. Bạn sẽ có nhiều cơ hội mở rộng mối quan hệ, trau dồi nhiều kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm.
Với những bạn làm ở các vị trí như kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu quốc tế, hải quan,… bạn sẽ thường xuyên đi lại và có nhiều cơ hội cọ xát thực tế. Thay vì chỉ ngồi một chỗ tại văn phòng ngày qua ngày. Tất nhiên vẫn có nhiều vị trí không đòi hỏi đi lại nhiều, chỉ nhưng nhìn chung ngành này tương đối năng động.
Các cơ hội việc làm của ngành logistics
Ngành logistics sự kết hợp của một chuỗi các hoạt động xoay quanh sản xuất và cung ứng hàng hóa. Bởi vậy, ngành đòi hỏi nhiều người đảm nhiệm ở các vị trí khác nhau. Lựa chọn theo học logistics, bạn sẽ có vô vàn sự lựa chọn nghề nghiệp.
Nhân viên kinh doanh logistics
Nhân viên kinh doanh logistics làm việc chủ yếu cho các hãng tàu. Với sản phẩm bán ra là dịch vụ vận tải container hay “chỗ ngồi” của hàng hóa trên cùng container tàu. Mức lương cho vị trí này khoảng 7 triệu đồng (chưa kể hoa hồng).
Công việc chính của bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng, thuyết phục khách sử dụng dịch vụ của hãng.
- Cung cấp thông tin các gói dịch vụ công ty cung cấp, các thông tin lịch chạy, chính sách, chương trình ưu đãi đi kèm,…
- Hỗ trợ đóng hàng cho khách, đưa hàng xuống tàu, hoàn tất các chứng từ, thủ tục đơn hàng cần thiết.
- Duy trì, chăm sóc lượng khách sẵn có, tìm kiếm những khách hàng mới.
- Support khách hàng khi khách cần.
Nhân viên thu mua
Nhân viên thu mua là người thực hiện việc mua bán nguyên vật liệu hay sản phẩm dịch vụ từ nhà cung cấp uy tín. Công việc này chủ yếu phục vụ duy trì sự phát triển hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mức lương của vị trí nhân viên thu mua dao động từ 10 – 15 triệu đồng (tùy kinh nghiệm, lĩnh vực kinh doanh).
Công việc chính của bao gồm:
- Lên kế hoạch thu mua
- Tìm kiếm và chọn đối tác, nhà cung cấp uy tín;
- Thương thảo giá cả, các điều khoản với nhà cung ứng;
- Tạo yêu cầu đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng;
- Thống kê tình hình đơn, hàng tồn đọng, điều phối hàng hóa về nơi cần đến;
- Xác nhận đơn hàng đúng theo thỏa thuận và yêu cầu bạn đề ra, xác định thời gian giao hàng;
- Nhận hàng, đánh giá hàng hóa, thanh toán chi phí còn lại;
- Tiến hành bàn giao cho kho theo đúng thủ tục;
Nhân viên xuất nhập khẩu
Là người trực tiếp tham gia quá trình hoàn tất thủ tục hồ sơ với hải quan. Họ đảm bảo việc nhập khẩu – xuất khẩu hàng hóa diễn ra suôn sẻ. Mức lương nhân viên xuất nhập khẩu từ 10 triệu trở lên.
Công việc chính của bao gồm:
- Thực hiện tìm kiếm đối tác, đàm phán, ký hợp đồng.
- Hoàn tất thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu cần thiết;
- Kết hợp kế toán thực hiện mở L/C, làm bảo lãnh ngân hàng;
- Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ hàng hóa trên văn bản so với thực tế tại cửa khẩu đảm bảo chính xác;
- Quản lý, theo dõi đơn hàng;
- Phối hợp các bộ phận liên quan đảm bảo hàng đi/về đúng tiến độ, đúng hàng hóa;
- Tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thị trường theo định hướng công ty.
Một số vị trí khác bạn có thể tham khảo như: điều phối hàng hóa, nhân viên thủ kho, nhân viên chăm sóc khách hàng trực tuyến,… Tùy từng vị trí sẽ có yêu cầu về trình độ, kỹ năng và chuyên môn riêng.
Một số trường đào tạo ngành Logistic uy tín tại Việt Nam
- Trường Đại học Giao thông Vận Tải (HN & HCM)
- Trường Đại học Bách Khoa (HN & HCM)
- Trường Đại học Thương Mại
- Trường Đại học Kinh tế – ĐH Quốc Gia Hà Nội
- Trường Đại học Quốc tế – ĐH Quốc Gia Tp.HCM
- Trường Quốc tế RMIT Việt Nam
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Trường Đại học Kinh tế – ĐH Đà Nẵng
Chi tiết về chuyên ngành đào tạo, khối thi và chỉ tiêu nhận hàng năm bạn tham khảo ở trang web từng trường để biết thêm thông tin chi tiết nhé. Hy vọng bài viết về ngành logistics là gì trên đây sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích.
Xem thêm: