Khi sinh ra em đă không có 2 tay, nhưng bằng nỗ lực phi thường, em đă vượt qua nỗi bất hạnh và số phận để cắp sách đến trường, ḥa nhập cộng đồng. Em tên là Trần Dương, sinh năm 1994, đang học lớp 5 tại trường Tiểu học Gia Thuận, huyện G̣ Công Đông, Tiền Giang.Chị Nguyễn Thị Sương, mẹ Dương kể: “Ngày đó khi cháu được 5 tuổi, gần tới ngày khai trường, tôi dè dặt tới trường Tiểu học Gia Thuận gặp cô Một đang dạy mẫu giáo để tŕnh bày về đứa con khuyết tật nhưng rất muốn đi học, hỏi cô có nhận không? Nghe qua, cô giáo đồng ư liền, vậy là sáng hôm sau tôi dẫn cháu đến lớp”. Thời gian đầu, chị phải bỏ hết công việc để đưa con đến trường và kiên nhẫn ngồi ở bên ngoài lớp học, chờ hết giờ rước con về. Phải mất gần một tháng như vậy để tập cho con quen dần, bởi nhà chị ở giữa đồng, trước giờ nó ít có dịp gặp người lạ. Học 2 năm mẫu giáo, Dương đọc rành hết chữ cái nhưng em phải ngồi lại 2 năm lớp 1 để tập viết chữ. Trong 2 năm đó, chị Sương bảo cô giáo Phan Thị Mỹ là người đă tốn rất nhiều công sức trong việc… cầm chân cho em tập viết! Và đến năm thứ hai th́ em có thể tự viết hoàn chỉnh và viết nhanh như những học sinh b́nh thường.
Hiện nay Dương đă có thể tự làm được hết mọi việc. Từ năm học lớp 4, em đă “cầm” được cái ca nhựa bằng chân và bằng… răng để múc nước tắm! Kể từ khi đi học và cầm viết được, tới bữa ăn gia đ́nh chỉ bới cơm vào tô và để thức ăn riêng cho em tự múc ăn. Món em thích nhất là bánh xèo. Tự em có thể dùng chân… cuốn bánh với rau và chấm nước mắm! Nghe nhiều người kể Dương có thể chơi… đá cầu, đá banh, bắn bi và câu cá rất giỏi, chúng tôi hơi thắc mắc. Chị Sương xác nhận: “Những bữa đi học về thấy nhà không có thức ăn, nó đi ra vườn ngồi xuống lấy cán cuốc chịu vào vai, dùng bàn chân đạp lưỡi cuốc xuống đất rồi bật lên để bắt trùn và tới bờ ao ngồi câu cá. Nó “móc mồi” bằng 2 ngón chân, khi câu được cá th́ chân trái đạp giữ cá, 2 ngón chân phải gỡ lưỡi câu. Chỉ có điều khi giật mạnh cần câu lên thường bị ngă lăn xuống đất”. Cô Nguyễn Kim Trang, chủ nhiệm hai năm lớp 2 và 3 của Dương, cho biết: “V́ phải viết bằng chân nên Dương không thể ngồi cùng bàn với các bạn được. Khi em vào lớp 1, chính Hiệu trưởng Nguyễn Phú Thuận đă đi vận động xin tiền và đặt thợ đóng riêng cho em một cái bàn. Năm lớp 2 và 3 trường đă thay bàn cho em rồi, nhưng hiện cái bàn em đang sử dụng cũng không c̣n thích hợp, do chiều cao của em ngày càng phát triển, v́ vậy khi viết em phải cúi xuống quá thấp nên lưng bị cong và đă có hiện tượng ảnh hưởng đến đôi mắt”. C̣n theo cô Nguyễn Anh Thư, đang là chủ nhiệm lớp 5, những năm đầu Dương được mẹ đưa đến trường, khi vào lớp th́ các bạn giúp em lấy tập, viết ra để trên bàn. C̣n bây giờ th́ em tự mang cặp đi học, khi vào lớp th́ nghiêng đầu xuống để cặp lên bàn rồi dùng chân mở dây kéo để lấy tập, viết ra. Tan học, em cũng tự cất tập, viết vào cặp. Ngoài giờ học, Dương tham gia đầy đủ các sinh hoạt của lớp như chào cờ, tập thể dục. Em học giỏi toán, nhưng từ năm lớp 4 do chép bài nhiều nên chữ viết xấu hơn trước”. Nhà của Dương cách trường chừng một cây số, nhưng có phân nửa là bờ ruộng và phải qua 2 cây cầu. Bàn chân phải của em do phải cong lại để… cầm viết lâu ngày nên bị lơm, v́ thế vào mùa mưa em đi học hơi khó khăn. Thầy hiệu trưởng kể mấy năm trước gia đ́nh Dương sống trong căn cḥi giữa ruộng, nghèo lắm. Năm ngoái, nhờ Hội chữ thập đỏ vận động và được một người Pháp giúp cất lại căn nhà lợp tôn, nền đất, nhưng tường chưa tô. Nhà 5 người sống dựa vào một công đất rẫy, do vậy ba mẹ Dương hằng ngày phải vô rừng kiếm củi, bắt cua và làm thuê kiếm sống. Chúng tôi hỏi: “Nghèo vậy làm sao lo nổi cho con đi học?”. Chị Sương ngậm ngùi: “Nhờ mỗi tháng cháu được trợ cấp 65.000đ, chỉ để dành 25.000đ ăn bánh, số tiền c̣n lại th́ đóng tiền học tăng tiết”. Nghị lực của cậu bé tật nguyền thật đáng khâm phục. Chỉ có điều với cuộc sống thiếu thốn của gia đ́nh, liệu em có thể vươn xa hơn nữa trên con đường dài phía trước… |